Xem thêm: Ngu phap tieng anh | Hoc tieng anh co ban
Bạn có mắc phải 3 sai lầm này khi nghe không?
Thứ nhất: bạn nghe mà không biết mình đang nghe cái gì
Điều này thường xuyên xảy ra, nhất là khi bạn mới học tiếng Anh hoặc vốn từ vựng quá ít. Nếu bạn nghe một từ (cụm từ, câu) nào đó lần đầu tiên, bạn hoàn toàn không có một ý tưởng hay khái niệm nào về cái mà bạn nghe được. Khi bạn nghe mà không hiểu từ mình nghe được nghĩa là gì, diễn tả hiện tượng hay hành động nào, thì cho dù bạn có nghe 100 lần, bạn cũng không hiểu được từ đó.Dĩ nhiên, sẽ có bạn nói rằng “Tôi có thể suy đoán từ ngữ cảnh, từ những cái nghe được để hiểu nghĩa”, hoặc “Tôi có thể nhìn hình ảnh để đoán nghĩa”… Điều này hoàn toàn đúng với những bạn có khả năng nghe tương đối. Nhưng nếu bạn nghe rất kém, nghe một đoạn audio 300 từ, không có video hay hình ảnh minh họa, hơn 60% từ vựng trong đó bạn mới nghe lần đầu… thì dù có nghe hoài, nghe mãi, nghe đi nghe lại cả chục lần cũng khó mà hiểu được.
Thứ hai, bạn nghe một nội dung quá ít lần
Chẳng hạn, hôm nay bạn luyện nghe và nghe được 1 từ mới là “bản lĩnh”. Nhưng trong 3 tháng sau đó, bạn không nghe thấy từ “bản lĩnh” được nói đến thêm bất kỳ lần nào. Lúc này, khi nghe thấy từ “bản lĩnh”, bạn sẽ thấy quen quen nhưng không hiểu được “bản lĩnh” nghĩa là gì. Đó là vì bạn nghe 1 từ mới quá ít lần trong thời gian ngắn, nên bộ não không ghi nhớ lâu được.Thứ ba, bạn phát âm sai nên nghe không hiểu
Ví dụ, bạn biết cái tủ lạnh được viết là “cái tủ lạnh”, thế nhưng bạn lại đọc là “Cái hủ chạnh”. Khi đó, trong não bạn chỉ hình dung ra hình cảnh cái tủ lạnh khi nghe người khác nói “cái hủ chạnh”. Còn khi người khác nói “cái tủ lạnh” thì não bạn không hiểu người ta đang nói cái gì, dẫn đến bạn không nghe được. Để nghe tốt và hiệu quả hơn, khi nghe một bài nghe có nhiều từ mới, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau:4 bước để nghe hiệu quả 1 bài nghe mới
Nghe 1 – 2 lần bài nghe từ đầu đến cuối. Đừng dừng lại hay ngắt quãng nữa chừng. Chỉ nghe mà thôi, đừng đọc transcript hoặc xem phụ đề. Bạn hãy xem phần transcript hoặc phụ đề xem có hiểu thêm được phần nào không? Phần nào mình nghe chưa kịp? Những từ quan trọng nào bạn không hiểu thì hãy tra từ điển (nếu cần).Sau đó, bạn hãy nghe lại 1 lần nữa, vừa nghe vừa xem transcript. Chú ý những phần bạn nghe không được, chú ý cách phát âm (nhất là những từ mới hoặc từ bạn phát âm sai), chú ý giọng điệu của người nói…
Trên đây là những sai lầm khi học nghe tiếng anh giao tiếp mà hầu hết người mới hay những người học lâu đều mắc phải. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn có thể nhận thấy được sai lầm của mình, tự khắc phục và từ đó dần dần thành công hơn với việc luyện nghe tiếng anh giao tiếp hiệu quả.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét